Vệ sinh công nghiệp là gì?
- Đó là hình thức vệ sinh truyền thống kết hợp với máy vệ sinh công nghiệp hiện đại, công nhân chuyên nghiệp, hóa chất chuyên dụng cùng những phương pháp vệ sinh tiên tiến, quy trình xử lý khoa học…nhằm kiệm thời gian và chi phí. Quy trình vệ sinh công nghiệp càng chuẩn, chi phí sẽ càng giảm.
- Vệ sinh công nghiệp mang đến một môi trường sống và làm việc tiện nghi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe…Tạo điều kiện thuận tiện nhất để bạn chuyên tâm vào các hoạt động sống, chăm sóc gia đình và bản thân, mang lại những lợi ích cho chính mình và xã hội.
Một số thiết bị vệ sinh cần thiết cho quy trình vệ sinh công nghiệp.
Những dòng máy bắt buộc phải có đó là: máy chà sàn công nghiệp, máy đánh bóng sàn, máy hút bụi, máy hút bụi nước công nghiệp, máy phun rửa áp lực, máy giặt đệm, máy giặt ghế sofa…
Các bước vệ sinh công nghiệp – quy trình vệ sinh công nghiệp chuẩn nhất
Bước 1: Chuẩn bị
- Tập trung nhân viên tại 1 vị trí.
- Tập trung thiết bị, máy móc làm sạch tại một vị trí, kiểm tra.
- Chuyển thiết bị, máy móc làm sạch lên vị trí làm vệ sinh
- Giám sát bố trí các nhân sự làm việc tại các vị trị khác nhau. Có thể làm song song, miễn sao không chồng lấp nhau.
Bước 2: Vệ sinh sơ bộ
- Vệ sinh sơ bộ: thu dọn rác thải (rác thải loại lớn phải dọn bằng tay) và hút bụi bằng máy hút bụi công suất lớn nếu công trình nhiều bụi. Trước khi tiến hành vệ sinh chi tiết cần phải dọn phần thô trước, đây là phế phẩm của xây dựng sau khi họ rút khỏi công trình.
- Các vật liệu này được quét, gom gọn cho vào các bao, thùng mang tập kết đúng nơi quy định.
Bước 3: Vệ sinh thiết bị
Thực hiện vệ sinh chi tiết từ trên xuống, từ trong ra gồm: thiết bị điều hòa nhiệt độ, chiếu sáng, lên tường, cửa, khung cửa…
- Nếu công trình có các hạng mục là kính, gỗ, nhôm, inox, thảm, nhựa … cần phải thực hiện theo quy trình vệ sinh của từng hạng mục này.
- Trước khi sử dụng hóa chất, phải pha và thử ở một vị trí nhỏ, khuất trước khi làm trên diện rộng.
- Nếu làm 1 lần không sạch, phải làm lại lần 2, hoặc thay đổi phương pháp làm sạch.
Bước 4: Vệ sinh sàn
- Vệ sinh sàn: Tùy theo loại sàn cứng hay sàn mềm, các loại sàn đá tự nhiên hay sàn gạch … mà tiến hành cách thức vệ sinh phù hợp nhất.
- Trước khi tiến hành làm sạch phải chuyển tất cả thiết bị, dụng cụ không cần thiết xuống tầng tiếp theo.
Bước 5: Bàn giao và nghiệm thu
- Công trình sau xây dựng đã hoàn thành cơ bản nhưng còn một số hạng mục trang trí nội thất chưa hoàn thành như: lắp màn cửa, giường, tủ, thiết bị giải trí… Do đó phải bàn giao (nghiệm thu) từng hạng mục.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng vệ sinh
- Kiểm tra lần cuối toàn bộ công trình, khi kiểm tra nên đứng quan sát ở nhiều góc độ (đặc biệt là kính, gạch bóng kính, toilet, len tường, bếp…).
Bước 7: Nghiệm thu toàn bộ công trình
- Nghiệm thu công trình là ghi nhận lại những gì đã thực hiện và chỉ công nhận đã hoàn thành công việc khi bảng nghiệm thu đã được ký nhận của chủ đầu tư (hoặc đại diện chủ đầu tư).
- Các nhân viên vệ sinh áp dụng linh hoạt quy trình này trong quá trình tổng vệ sinh công trình.
Nguồn bài viết: Minh Tịnh Tổng Hợp – Quy trình vệ sinh công nghiệp
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Hiện